Mở cửa hàng sữa hiện nay là mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn bởi tệp khách hàng đa dạng và đem lại nguồn siêu lợi nhuận. Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu những bí kíp kinh doanh cửa hàng sữa đắt khách, thời gian thu hồi vốn nhanh cũng như đạt được doanh thu ngay trong tháng đầu tiên nhé.
I. Tiềm năng của mô hình kinh doanh cửa hàng sữa
Có nên mở cửa hàng kinh doanh sữa? Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi kinh doanh cửa hàng sữa. Vậy kinh doanh cửa hàng sữa có lãi không? Hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại sữa bột, sữa tươi cùng những sản phẩm được sản xuất từ sữa rất phổ biến và đa dạng, giúp đem lại nguồn siêu lợi nhuận.

Tuy nhiên, để kinh doanh thành công thì bạn cần có kế hoạch chuẩn bị cũng như bỏ túi những bí quyết kinh doanh quý giá để việc kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ và hiệu quả hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn tất tần tật những thông tin hữu ích, giúp thu hút khách hàng và gặt hái được những thành công.
II. Các mô hình kinh doanh cửa hàng sữa phổ biến
Sau đây là những mô hình kinh doanh cửa hàng sữa thông dụng và phổ biến, bạn có thể tham khảo:
2.1. Mô hình cửa hàng sữa bột
Đây là mô hình mở cửa hàng sữa phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Với xu thế sử dụng bột nguyên chất, có thể là sữa bột trong nước và sữa nhập khẩu. Tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh mà bạn lựa chọn mặt hàng kinh doanh sao cho phù hợp.

Nếu bạn có tiềm lực về tài chính thì có thể mở cửa hàng kinh doanh quy mô lớn. Với cửa hàng quy mô lớn thường có nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ marketing để thu hút khách hàng.
2.2. Mô hình kinh doanh sữa bỉm
Mô hình kinh doanh sữa bỉm là mô hình được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn hiện nay. Với hình thức này, vừa kết hợp bán các sản phẩm sữa và các loại bỉm phù hợp với đối tượng khách hàng. Vừa tối ưu doanh thu, kích thích khách hàng mua sắm mà không tốn nhiều thời gian cũng như giữ chân khách hàng lâu dài.
2.3. Mô hình cửa hàng mẹ và bé
Thêm một mô hình mà bạn có thể tham khảo đó là mô hình kinh doanh cửa hàng mẹ và bé. Đây được coi là mô hình kinh doanh hiệu quả và thu hút nhiều khách hàng bởi có đa dạng các loại sản phẩm, mặt hàng khác nhau để khách hàng lựa chọn.

Song song với việc kinh doanh sữa, bạn có thể bán thêm các sản phẩm như: bỉm tã, quần áo sơ sinh, bình sữa, vitamin, thực phẩm chức năng…
III. Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng bán sữa cần bao nhiêu vốn? Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi lựa chọn mô hình kinh doanh này. Với mỗi mô hình kinh doanh sẽ có những chi phí khác nhau, bạn có thể theo dõi chi tiết các khoản chi sau đây:
3.1. Chi phí cố định
Là khoản chi cần thiết và không thể thiếu trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Khi mở cửa hàng sữa thì bạn cần có những khoản chi phí cụ thể như sau:

- Chi phí thuê mặt bằng: Dao động từ 10 – 20 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí, diện tích hay khu vực kinh doanh mà mức chi phí này có thể thấp hay cao hơn.
- Chi phí sửa chữa cửa hàng: Với cửa hàng mới thì có thể bạn sẽ tốn chi phí sửa chữa để đảm bảo có một không gian phù hợp và thuận tiện cho khách hàng. Chi phí này dao động từ 20 – 40 triệu đồng.
- Chi phí nhập hàng: Dao động từ 30 – 50 triệu đồng, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà mức chi phí này có thể nhiều hay ít hơn.
- Chi phí mua sắm trang thiết bị: Khoảng từ 10 – 15 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể mua lại trang thiết bị như kệ trưng bày, quầy thu ngân… thanh lý để giảm thiểu chi phí đầu tư.
- Chi phí thuê nhân viên: Với cửa hàng quy mô lớn có thể thuê từ 1 – 3 nhân viên làm việc theo giờ với mức lương từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng.
3.2. Chi phí phát sinh
Ngoài những chi phí kể trên thì những chi phí phát sinh khi mở cửa hàng bán sữa có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh mà bạn nên có kế hoạch chuẩn bị, chẳng hạn như chi phí giao nhầm đơn hàng cho khách hàng, chi phí thanh lý do hàng hóa sắp hết hạn…. Để chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh, bạn nên có quỹ dự phòng từ 5 – 10% tổng chi phí đầu tư để đảm bảo không gặp phải khó khăn trong quá trình kinh doanh.
IV. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng sữa đông khách nhất hiện nay
Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa đông khách, đạt doanh thu trong tháng đầu khai trương, bạn có thể tham khảo nhé.
4.1. Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng đến 50% khả năng thu hồi vốn cho cửa hàng. Do đó, khi kinh doanh cửa hàng sữa, bạn nên lựa chọn khu vực đông đúc dân cư, nơi có đông người qua lại, gần bệnh viện, trường học, tòa chung cư…

Tuy nhiên, với vị trí đắc địa sẽ thuận lợi cho việc kinh doanh nhưng giá thuê mặt bằng khá co. Do đó, để đảm bảo ngân sách tài chính bạn nên tham khảo giá thuê quanh khu vực để có mức giá thuê phù hợp và tình hình tài chính, đảm bảo việc kinh doanh có lợi nhuận.
4.2. Tìm nguồn cung chất lượng
Để thu hút và giữ chân khách hàng khi mở cửa hàng sữa thì bạn nên nhập hàng tại nhà phân phối uy tín hay nhập trực tiếp từ các thương hiệu sữa lớn trong nước hay quốc tế. Một số thương hiệu sữa lớn, đảm bảo chất lượng mà bạn có thể tham khảo như: Vinamilk, TH True Milk, NutiFood, Enfa A+…

Lưu ý, khi tìm nguồn cung bạn cần phải khảo sát nhu cầu người dùng tại khu vực bán, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có chiến lược nhập hàng phù hợp. Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu kỹ về các chính sách ưu đãi của các đại lý, nhà phân phối để có mức giá ưu đãi nhất nhé.
4.3. Trưng bày sản phẩm chuyên nghiệp
Để thu hút khách hàng thì chủ cửa hàng nên trưng bày sản phẩm đẹp mắt, tiện lợi và chuyên nghiệp để khách hàng dễ dàng lựa chọn cũng như tạo ấn tượng cho họ ngay lần đầu tiên khi đến cửa hàng.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trang trí, trưng bày sản phẩm thì có thể tham khảo tại các cửa hàng sữa khác trong khu vực hay thuê những đơn vị thiết kế và trang trí cửa hàng để đảm bảo tính khoa học và chuyên nghiệp.
4.4. Chiến lược Marketing cửa hàng
Khi mở cửa hàng sữa thì không thể bỏ qua việc xây dựng những kế hoạch marketing và quảng bá thương hiệu cho cửa hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi công nghệ số như hiện nay thì việc quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… hay các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada… để tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng.

>> Xem thêm: Tổng hợp các file mẫu kế hoạch Digital Marketing cho các Marketer
4.5. Chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp
Để giữ chân khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ thì bạn cần có những chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả. Những chính sách này đó là tư vấn nhanh chóng, chính xác khi cần thiết cũng như những chính sách về đổi trả hàng hóa, chính sách chăm sóc sau bán để tạo thiện cảm và sự hài lòng của khách hàng.
>> Mẫu file quản lý khách hàng bằng excel chuyên nghiệp, miễn phí: https://kinhnghiemkinhdoanh.com/mau-file-quan-ly-khach-hang-bang-excel/
4.6. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả
Hiện nay để quản lý cửa hàng cũng như giải quyết những vấn đề do thất thoát hàng hóa cũng như dễ dàng kiểm soát hàng hóa nhập kho, xuất kho thì chủ kinh doanh nên sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị như: máy quét mã vạch, máy in hóa đơn… để tối ưu hóa quy trình bán hàng, giảm thiểu rủi ro và đem lại hiệu quả quản lý cửa hàng.

Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý chuyên nghiệp, được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn như: Phần mềm POS365, KiotViet, Sapo, Misa CukCuk, Nhanh.vn…. Bạn hãy đăng ký trải nghiệm dùng thử 07 ngày để lựa chọn những phần mềm phù hợp với bản thân và tình hình tài chính hiện tại nhé.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có cho mình những bài học quý giá để bắt đầu kinh doanh cửa hàng sữa hiệu quả. Chúc bạn thành công!
>> Tìm hiểu thêm: So sánh các phần mềm quản lý bán hàng được tin dùng hiện nay
- Tổng hợp các file mẫu kế hoạch Digital Marketing cho các Marketer
- Mẫu file excel quản lý thu chi công ty chính xác tới từng con số
- Download mẫu excel quản lý kho mới nhất hoàn toàn miễn phí
- Chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản siêu lợi nhuận
- Cách mở quán cơm bình dân đông khách, không cần bỏ nhiều vốn