Mở cửa hàng tạp hoá

Bí quyết mở cửa hàng tạp hoá bỏ vốn ít, lãi X2

Mở cửa hàng tạp hóa là loại hình kinh doanh được nhiều người ưa chuộng. Mô hình này phù hợp ở cả khu vực thành phố lẫn nông thôn. Làm sao để kinh doanh tạp hoá thành công, thu lãi cao? Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Cơ hội và thách thức khi mở cửa hàng tạp hoá 

Khi lựa chọn kinh doanh bất cứ mặt hàng, ngành nghề nào thì chủ kinh doanh cần xác định được cơ hội và thách thức của mặt hàng đầu tư. Đối với mở cửa hàng tạp hóa cũng như vậy. 

1.1 Cơ hội 

Mở một cửa hàng tạp hóa bạn sẽ nhận được rất nhiều cơ hội đó là:

  • Hình thức kinh doanh tương đối đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng. 
  • Nhu cầu của người tiêu dùng là rất lớn bởi đây là các mặt hàng cần phải sử dụng thường ngày. 
  • Nguồn hàng đa dạng và nhà cung cấp rất phong phú. 
  • Mặt hàng dễ bán, phù hợp kinh doanh ở cả thành phố lẫn nông thôn, miễn là khu vực có đông dân cư. 
  • Nguồn vốn nhập hàng không quá cao. 
  • Thói quen mua hàng của người dân đó là thích mua ở những cửa hàng tạp hoá bởi tính tiện lợi, nhanh chóng. 
Cơ hội
Tệp khách hàng mua hàng tạp hoá rộng

1.2 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội kể trên thì thi kinh doanh tạp hoá người chủ kinh doanh sẽ phải đối mặt với một số thách thức đó là:

  • Người bán cần phải nhập đa dạng các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để quản lý giá cả, số lượng hàng hoá, hàng tồn kho, hạn sử dụng của hàng hoá không phải là điều đơn giản. 
  • Có nhiều đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi chủ tiệm tạp hoá phải có sự đổi mới đổi mới về chính sách chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi,… để thu hút khách hàng. 
  • Vốn đầu tư tương đối lớn từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tới tiền nhập hàng. 
  • Tìm kiếm nguồn nhập hàng với mức giá phải chăng không phải là điều đơn giản. 

2. Mở cửa hàng tạp hoá cần bao nhiêu vốn? 

Chi phí mở cửa hàng tạp hóa là bao nhiêu? Để biết số vốn bạn cần phải bỏ ra là bao nhiêu thì cần phải dựa vào những yếu tố dưới đây:

2.1 Thuê mặt bằng 

Khi mở cửa hàng tạp hóa thì bạn cần bỏ một số vốn để thuê mặt bằng. Mặt bằng nên lựa chọn ở những khu vực đông dân, nơi có đông người qua lại. Giá thuê mặt bằng ở khu vực thành phố cao hơn so với khu vực nông thôn. Trong trường hợp bạn không có quá nhiều vốn để thuê mặt bằng gần đường lớn thì bạn có thể thuê mặt bằng ở trong các con ngõ nơi có đông dân cư sinh sống, qua lại đông đúc. Chi phí thuê mặt bằng từ 3 – 30 triệu đồng/tháng. 

2.2 Mua trang thiết bị 

Chủ kinh doanh cần đầu tư các trang thiết bị khi mở tiệm tạp hoá. Đó là kệ sắt để trưng bày hàng hoá, tủ đông, tủ mát đựng rau củ quả, bàn ghế,… Các chi phí này rơi vào khoảng 30 – 50 triệu đồng. Bạn có thể tiết kiệm chi phí mua kệ sắt bằng cách mua lại các kệ sắt cũ nhưng vẫn có thể sử dụng được. 

2.3 Nhập hàng mở hàng tạp hoá

Chi phí nhập hàng mở tiệm tạp hoá có thể lên tới hàng chục triệu đồng hoặc lớn hơn là hàng trăm triệu đồng tuỳ vào quy mô của tiệm. Bạn nên chọn nguồn nhập hàng uy tín để nhập được hàng hoá chất lượng nhằm giữ chữ tín với khách hàng. Thời gian đầu, bạn nên nhập số lượng hàng hoá vừa đủ để tránh hàng tồn kho. Sau khi đã có khách quen thì bạn có thể dựa vào thói quen mua hàng, số lượng khách hàng tới quán. 

Mở cửa hàng tạp hoá cần bao nhiêu vốn
Chi phí nhập hàng

Xem thêm: Hàng tạp hoá gồm những gì? Lưu ý khi kinh doanh hàng tạp hóa

2.4 Thuê nhân viên

Nếu bạn mở tiệm tạp hoá có quy mô lớn có thể cân nhắc thuê từ 1 – 2 nhân viên để hỗ trợ bán hàng. Chi phí thuê nhân viên từ 6 – 8 triệu/tháng. Bạn nên thuê những bạn nhân viên trẻ, năng động, chăm chỉ và biết cách giao tiếp với khách hàng. 

3. Thủ tục mở cửa hàng tạp hoá

Khi mở cửa hàng tạp hóa thì chủ cửa hàng cần phải xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Bạn nên chọn kinh doanh hộ cá thể để chuẩn bị giấy tờ đơn giản và thời gian xét duyệt sẽ nhanh chóng hơn. Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa cụ thể đó là:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm có: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, số lao động, căn cước công dân, địa chỉ nơi cư trú. 
  • Bản sao căn cước công dân/chứng minh thư, hộ chiếu còn hiệu lực. 
  • Bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Khi đã chuẩn bị giấy tờ xong thì bạn mang hồ sơ lên nộp tại uỷ bản cấp quận/huyện nơi đặt mặt bằng kinh doanh. Và nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì chỉ trong vòng 5 ngày bạn sẽ nhận được giấy phép. 

Bên cạnh giấy đăng ký kinh doanh thì chủ cửa hàng cần phải có thêm giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phảm. Bạn có thể tới công an phường hoặc phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy để xin cấp giấy này. Còn đối với giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì bạn hãy liên hệ bộ phận quản lý thị trường để hỏi thủ tục chuẩn bị. 

Khi đã có giấy phép đăng ký kinh doanh thì trong thời gian 30 ngày bạn cần tới chi cục thuế để nộp thuế. Có 2 loại thuế cần nộp là thuế môn bài 500.000 – 700.000 đồng/năm và thuế kinh doanh từ 300.000 – 500.000 đồng/tháng. 

4. Một số mô hình kinh doanh tạp hoá phổ biến 

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc một số mô hình kinh doanh tạp hoá phổ biến 

4.1 Cửa hàng tạp hoá tự chọn 

Cửa hàng tạp hóa tự chọn có bày bán rất nhiều các mặt hàng thiết yếu. Ưu điểm của mô hình này là bán đa dạng các mặt hàng và có nhiều mặt hàng để khách hàng lựa chọn. Hàng hoá được bày bán trên kệ và khách hàng chỉ cần lựa chọn sản phẩm muốn mua và mang ra thanh toán. 

4.2 Mở đại lý tạp hoá 

Đại lý tạp hoá không chỉ bán lẻ mà còn cả bán sỉ các mặt hàng. Tức là bạn có thể cho những cửa hàng tạp hoá khác nhập sỉ hàng hoá của mình. Mô hình này được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn bởi nó có thể bán sỉ, lẻ vừa mang lại doanh thu cao. 

Đại lý tạp hoá
Mô hình đại lý tạp hoá

4.3 Mở tạp hóa online

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa online. Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng và thuê nhân viên. Thay vào đó bạn sẽ đẩy mạnh các kênh bán hàng online. Đây là mô hình mới và chưa có nhiều cá nhân áp dụng mô hình này.

Kinh nghiệm bán hàng tạp hóa đắt khách không phải ai cũng biết: https://kinhnghiemkinhdoanh.com/ban-hang-tap-hoa/

5. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá đông khách 

Hãy nắm bắt kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa được chúng tôi chia sẻ ngay bên dưới đây để kinh doanh hiệu quả bạn nhé. 

5.1 Nghiên cứu thị trường 

Khi mở cửa hàng tạp hóa thì bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường. Bạn cần xác định đối tượng khách hàng là ai, họ có xu hướng mua sắm như thế nào, mức thu nhập,… Từ đó mới có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp. Tiếp theo, bạn cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xem cách thức bán hàng, các mặt hàng họ bán, số lượng khách hàng,… 

5.2 Lựa chọn mặt bằng 

Tiếp theo bạn cần chọn mặt bằng phù hợp để mở cửa hàng. Mặt bằng góp phần quyết định sự thành bại của công việc kinh doanh. Chính vì thế bạn nên chọn mặt bằng ở gần khu dân cư, trường học, nơi đông người qua lại,… để dễ dàng thu hút khách hàng. 

5.3 Dự tính rủi ro 

Khi kinh doanh không thể không đối mặt với những rủi ro có thể xảy đến. Chính vì thế bạn cần phải dự tính rủi ro có thể xảy ra để có phương án giải quyết phù hợp. Nếu không có dự tính bạn sẽ gặp khó khăn để tìm ra phương án giải quyết nhanh chóng và thích hợp.

5.4 Chọn nguồn hàng 

Bạn cần chọn đơn vị nhập hàng uy tín có thương hiệu trên thị trường. Bạn cần tham khảo nhiều nguồn hàng khác nhau như: nhà sản xuất, đại lý, chợ đầu mối,… Bạn cần khảo sát mức giá chiết khấu, cách chăm sóc khách hàng,… Từ đó mới quyết định chọn đơn vị nào đồng hành trong thời gian dài. 

5.5 Cách trưng bày hàng hoá

Khi nhập hàng xong bạn cần chú ý cách trưng bày hàng hoá sao cho phù hợp. Những mặt hàng được khách hàng mua nhiều bạn có thể đặt ở ngoài. Những mặt hàng mới muốn thu hút sự chú ý của khách hàng có thể đặt ở phía bên tay phải gần sát quầy thanh toán. Cách trưng bày hàng hoá khoa học sẽ giúp khách hàng dễ lựa chọn mặt hàng mình cần. 

Cách trưng bày hàng hoá
Lưu ý trưng bày hàng hoá khoa học

5.6 Lập kế hoạch quảng cáo tiếp thị và khai trương cửa hàng 

Tiếp theo bạn cần lên kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa, cụ thể là khai trương cửa hàng. Bạn có thể chọn ngày đẹp để khai trương và trong ngày khai trương nên thiết lập một số chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Đồng thời cần lên kế hoạch tiếp thị phù hợp. Bạn có thể treo banner, biển hiệu, truyền thông trên trang cá nhân facebook,… để nhiều khách hàng biết tới. 

5.7 Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng tạp hoá

Cuối cùng để kinh doanh tạp hoá hiệu quả bạn cần nhớ tới sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm này có đa dạng các chức năng đáp ứng nhu cầu quản lý và hỗ trợ bán hàng hiệu quả. Một số tính năng của phần mềm đó là:

  • Phân loại, thêm mới/xóa khi xuất nhập hàng hoá.
  • Dữ liệu hàng hoá nhập kho, hàng nhập theo nhà cung cấp, kho hàng được thể hiện đầy đủ.
  • Tự động tăng giảm số lượng hàng hóa khi thực hiện giao dịch, đảm bảo số lượng tồn kho trên phần mềm đúng với thực tế.
  • Tích điểm khách hàng tạo chương trình khuyến mãi.
  • Chi tiết hàng hoá bán ra, số đơn hàng, doanh thu, phương thức thanh toán trong ngày được báo cáo chi tiết, trực quan. 
  • Quản lý khách hàng chi tiết và dễ dàng thêm mới thông tin khách hàng theo: tên, số điện thoại, Email, địa chỉ, ngày sinh…
  • Thanh toán bằng nhiều hình thức như: quét mã, tiền mặt, ví điện tử,… 

Bài viết ở trên đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin hữu ích kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa. Bạn hãy tham khảo và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Nếu cảm thấy hữu ích bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. 

Đọc thêm: Bí quyết mở siêu thị mini ở nông thôn một vốn bốn lời

Gọi ngay