Mở cửa hàng thực phẩm sạch hiện là xu hướng kinh doanh đắt khách và đem lại nhiều lợi nhuận cho chủ đầu tư. Vậy làm thế nào để kinh doanh thực phẩm sạch thành công? Trong bài viết này, Biết Tuốt sẽ bật mí cho bạn đọc tất tần tật những bí quyết kinh doanh hiệu quả được nhiều chủ cửa hàng gợi ý. Tìm hiểu ngay!
I. Tiềm năng của mô hình kinh doanh thực phẩm sạch trong nước
Thị trường thực phẩm sạch hiện nay là mảnh đất màu mỡ cho những người yêu thích kinh doanh. Bởi xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay ngày càng ưa chuộng các loại thực phẩm xanh và sạch. Đặc biệt, khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao thì nhu cầu mua sắm những thực phẩm sạch lại càng trở nên phổ biến và đông đúc hơn bao giờ hết.

Như vậy, nếu bạn có ý định mở cửa hàng thực phẩm sạch thì đừng ngần ngại, hãy bắt đầu bằng việc xây dựng ý tưởng kinh doanh cũng như chuẩn bị những kế hoạch kinh doanh phù hợp. Và những nội dung hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn có cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
II. Những mô hình kinh doanh thực phẩm sạch phổ biến hiện nay
Hiện nay nhu cầu sử dụng và mua sắm thực phẩm sạch ngày càng tăng cao. Dưới đây là những mô hình kinh doanh thực phẩm sạch phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo nhé!
2.1. Mô hình kinh doanh rau củ quả sạch
Rau củ quả là những thực phẩm thiết yếu hàng ngày, vì thế mà lượng tiêu thụ sản phẩm này khá lớn. Đặc biệt tình trạng các loại rau củ quả phun thuốc trừ sâu, chất lượng kém ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì vậy, mở cửa hàng thực phẩm sạch rau củ quả đem lại những tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao.

2.2. Mô hình kinh doanh thịt sạch
Kinh doanh thực phẩm sạch những mặt hàng như thịt lợn, thịt bò, thịt gà sạch đang là lựa chọn của rất nhiều người. Bởi tiềm năng và lợi nhuận mà mô hình này đem lại. Nếu muốn kinh doanh lĩnh vực này thì bạn cần tìm những địa chỉ cung cấp nguyên liệu uy tín hoặc kết nối với các trang trại nuôi lợn, bò, gà theo quy chuẩn sạch và an toàn để đảm bảo nguồn chất lượng đầu vào.

2.3. Mô hình kinh doanh thực phẩm sạch online
Song song với việc mở cửa hàng thực phẩm sạch thì bạn có thể tận dụng các nền tảng số để tiếp cận một cách tối đa với những đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn có thể đăng bài bán hàng trên Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… hay các trang thương mại điện tử.

Để xây dựng và phát triển thương hiệu lâu dài thì bạn nên thiết kế riêng cho mình một website bán hàng, thường xuyên chia sẻ những bài viết hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi cùng chính sách ưu đãi để thu hút nhiều khách hàng.
>> Đọc thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu hút khách, lãi cao
III. Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần chuẩn bị những gì?
Để mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch thành công thì bạn cần có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ về tài chính, kiến thức mà còn là những vấn đề về thủ tục pháp lý. Cùng tìm hiểu những điều mà bạn nên chuẩn bị khi bắt đầu kinh doanh ngay dưới đây nhé.
3.1. Chuẩn bị vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là điều đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị. Với mô hình kinh doanh thực phẩm sạch thì nên chuẩn bị nguồn vốn vững chắc, vì đây là lĩnh vực kinh doanh cần có nguồn vốn tương đối nhiều bỏi giá thành nhập hàng những thực phẩm sạch khá cao. Vì vậy, để đảm bảo không gặp khó khăn hay rắc rối về tài chính thì bạn nên có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn dựa trên mô hình kinh doanh.

Những chi phí cần thiết để mở cửa hàng bán thực phẩm sạch mà bạn nên biết:
- Chi phí thuê cửa hàng: Tuỳ thuộc vào vị trí và diện tích mặt bằng mà chi phí này có thể khác nhau. Tuy nhiên, sẽ dao động từ 10 – 45 triệu đồng.
- Chi phí thiết kế và mua sắm kệ trưng bày: Dao động từ 15 – 40 triệu đồng, phụ thuộc vào quy mô và khả năng tài chính của mỗi người.
- Chi phí nhập hàng: Với những cửa hàng có quy mô vừa và nhỏ thì chi phí này sẽ dao động từ 30 – 50 triệu đồng.
- Chi phí thuê nhân sự: Mỗi cửa hàng chỉ cần từ 1 – 3 nhân viên hỗ trợ bán hàng với mức lương từ 8 – 15 triệu đồng.
- Chi phí marketing: Tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh mà chi phí này khoảng từ 10 – 30 triệu đồng.
- Chi phí điện nước: Dao động từ 5 – 10 triệu đồng.
- Chi phí khác: Dự phòng cho những chi phí phát sinh có thể xảy ra từ 5 – 20 triệu đồng, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi chủ kinh doanh.
3.2. Trang bị kiến thức cách bảo quản và xử lý hàng tồn
Mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công thì bạn cần trang bị cho mình kiến thức về cách bảo quản thực phẩm và những biện pháp xử lý hàng tồn. Với phương pháp bảo quản thực phẩm tươi sạch, bạn hãy lên danh sách những mặt hàng cần nhập và trang bị những tủ bảo quản thực phẩm để thực phẩm luôn được tươi ngon.

Với những mặt hàng bị tồn kho, nên có phương án xử lý sớm để đảm bảo chất dinh dưỡng trong thực phẩm cũng như không gây ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng. Với những thực phẩm này, bạn nên thúc đẩy bán hàng bằng phương pháp giảm giá để kích cầu, hoặc tặng kèm sản phẩm khác khi mua sắm.
3.3. Xác định mô hình kinh doanh chủ đạo
Một trong những điều mà bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh thực phẩm sạch đó là xác định chính xác mô hình kinh doanh chủ đạo. Hiện nay có nhiều mô hình kinh doanh thực phẩm sạch mà bạn có thể lựa chọn. Tuỳ thuộc vào điều kiện, nhu cầu và mong muốn của bản thân mà bạn đưa ra quyết định phù hợp.

Tuy nhiên, trước khi quyết định mô hình kinh doanh phù hợp hãy tìm hiểu kỹ về những mô hình này để biết chắc rằng bạn đã thực sự hiểu và có những kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
3.4. Chuẩn bị thủ tục mở cửa hàng thực phẩm sạch
Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần giấy tờ gì? Để kinh doanh mặt hàng thực phẩm sạch thì chủ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ sau đây:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy đăng ký cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngoài những giấy tờ bắt buộc kể trên thì bạn cũng cần phải đảm bảo vệ sinh quá trình thu gom, xử lý rác thải theo đúng quy định để bảo vệ môi trường, tránh gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
3.5. Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn
Xây dựng kế hoạch kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch là công việc tiếp theo mà bạn cần thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn có những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả, dễ dàng đo lường, đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như giảm thiểu những rủi ro trong quá trình kinh doanh.

>> Bạn đã biết? Mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ chuyên nghiệp nhất (kèm mẫu)
IV. Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch đông khách
Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch được nhiều chủ kinh doanh bật mí sau đây sẽ giúp bạn có cho mình những bài học kinh nghiệm quý giá để bắt đầu khởi nghiệp thành công. Cùng tìm hiểu nhé!
4.1. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng
Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đắt khách thì bí quyết là nên lựa chọn địa điểm kinh doanh ở khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại, gần khu văn phòng, toà nhà chung cư hay những khu đô thị lớn, người dân có thu nhập cao để dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Thông thường, mỗi cửa hàng có diện tích từ 35 – 50m2, lựa chọn ở vị trí có hai mặt tiền thì càng tốt. Vừa có nơi bày bán sản phẩm vừa có không gian để xe cho khách hàng. Tuy nhiên, mức giá thuê cũng khá cao, bạn nên cân nhắc với tình hình tài chính để đảm bảo cân đối nhé.
4.2. Thiết kế và trưng bày sản phẩm hợp lý
Khi mở cửa hàng thực phẩm sạch thì bạn cần lưu ý đến vấn đề thiết kế cửa hàng và trưng bày sản phẩm sao cho hài hoà, dễ nhìn, dễ thấy và dễ mua.
Với những cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch thì không cần thiết kế quá cầu kỳ, nên chú trọng đến yếu tố sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp để khách hàng cảm thấy tin tưởng khi bước vào cửa hàng.

Nên trưng bày sản phẩm theo từng khu vực, chẳng hạn với khu quầy rau, quầy thịt tươi sống và quầy hải sản… để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp khách hàng dễ dàng quan sát và lựa chọn mua sắm tại cửa hàng. Đồng thời, cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo niềm tin cho khách hàng.
4.3. Chọn nguồn nhập hàng uy tín và chất lượng
Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch cho thấy, nên nhập hàng ở những địa chỉ uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn nguồn thực phẩm đầu vào. Chủ đầu tư nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình nuôi trồng để đảm bảo cũng như khi ký kết hợp đồng để được cung cấp hàng hoá độc quyền.

Để thu hút và giữ chân khách hàng thì bạn cần đảm bảo yếu tố về chất lượng và giá thành sản phẩm cũng như quá trình sơ chế, đóng gói và bảo quản cũng cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.4. Đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Nhân viên bán hàng chính là người tiếp xúc với khách hàng thường xuyên, thông qua đó khách hàng sẽ có những đánh giá về thái độ và sự nhiệt tình của nhân viên. Hãy đảm bảo rằng nhân viên tại cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch của bạn cần có thái độ chuyên nghiệp, thân thiện và nhiệt tình với khách hàng để khách hàng cảm thấy thoải mái khi mua sắm tại đây.
Với những nhân viên mới, bạn cần có kế hoạch đào tạo về quy trình tiếp đón, tư vấn và chăm sóc khách hàng để đảm bảo chất lượng phục vụ cũng như khiến khách hàng hài lòng khi mua sắm.
4.5. Chiến lược Marketing quảng bá thương hiệu
Nhắc đến những chiến lược kinh doanh thực phẩm sạch thì không thể không nhắc đến những chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu cho cửa hàng. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu cũng như lan toả thương hiệu kinh doanh thực phẩm sạch một cách nhanh chóng.

Chủ cửa hàng có thể thiết lập những chiến dịch quảng cáo nhân dịp khai trương bằng cách phát tờ rơi, treo banner quảng cáo tại khu vực đông người qua lại… kết hợp với việc chạy quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Google và xây dựng một website bán hàng chuyên nghiệp để khách hàng dễ dàng mua sắm online.
>> Tổng hợp các file mẫu kế hoạch Digital Marketing cho các Marketer: https://kinhnghiemkinhdoanh.com/mau-ke-hoach-digital-marketing/
4.6. Chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết
Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch từ nhiều chủ cửa hàng thành công cho biết, nên thiết lập những chương trình ưu đãi, khuyến mãi, tặng quà dành cho những khách hàng thân thiết vào những dịp như sinh nhật, ngày lễ, tết… để kích cầu và giữ chân khách hàng. Đồng thời giúp khách hàng cảm thấy được sự quan tâm và ưu tiên của cửa hàng.

Bạn hoàn toàn có thể thiết lập được những chương trình ưu đãi, tích điểm trên hệ thống phần mềm quản lý bán hàng mà không cần ghi chép sổ sách gây tốn kém, nhầm lẫn và không khoa học.
4.7. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp
Bí quyết kinh doanh thực phẩm sạch thành công nhất hiện nay đó là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp nhằm tối ưu quy trình nhập hàng, bán hàng và thanh toán. Cũng như hạn chế những rủi ro do thất thoát hàng hoá, không kiểm soát doanh thu…
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp được các cửa hàng thực phẩm sạch sử dụng. Giúp quá trình nhập hàng dễ dàng, tạo và thiết lập bảng giá một cách đơn giản, kiểm soát hàng hoá tồn kho và báo cáo doanh thu, lợi nhuận chi tiết theo thời gian thực, tính năng phân quyền và quản lý nhân viên, thông tin khách hàng, đối tác, nhà cung cấp…

Bạn có thể tham khảo những phần mềm quản lý bán hàng nổi bật, được ưa chuộng nhất hiện nay như: Phần mềm quản lý bán hàng POS365, phần mềm Sapo, Nhanh.vn, KiotViet, Misa Cukcuk…. Bạn có thể đăng ký trải nghiệm sử dụng phần mềm miễn phí trong 7 ngày trước khi quyết định sử dụng dịch vụ trả phí nhé.
Hy vọng rằng với những bí quyết mở cửa hàng thực phẩm sạch mà chúng tôi bật mí trong bài viết này sẽ giúp bạn có cho mình những bài học kinh nghiệm quý giá để bắt đầu kinh doanh thành công. Chúc bạn may mắn!
>> Tìm hiểu thêm: Bí quyết kinh doanh hạt dinh dưỡng thu về “NGHÌN ĐƠN” mỗi ngày