Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng. Những phần mềm này thường được sử dụng cho các ngành nghề như: thời trang, Fnb,… Trong bài viết này của Biết Tuốt, chúng tôi sẽ so sánh các phần mềm quản lý bán hàng được tin dùng. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên lựa chọn phần mềm nào thì hãy theo dõi thông tin được chia sẻ bên dưới đây nhé.
1. Phần mềm quản lý bán hàng bePOS
bePOS là một trong những phần mềm được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng. Phần mềm có thể sử dụng trên nhiều nền tảng đó là: IOS, Android, nền tảng máy tính,…
Ưu điểm của phần mềm đó là:
- Giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng.
- Phần mềm có gói sử dụng không mất phí và không giới hạn rất tiện lợi cho khách hàng.
- Cho phép người dùng kiểm soát dòng tiền, hàng tồn kho hết sức chặt chẽ.
- Phần mềm phù hợp sử dụng trên nhiều nền tảng đó là: spa, bán lẻ, Fnb,…
- Phần mềm có liên kết với các thiết bị điện tử thông minh như: điện thoại, ipad,…
- Đa dạng các tính năng sử dụng như: quản lý lịch hẹn, thanh toán, order,…
Đọc thêm: Top 6 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí bằng Excel tốt nhất
2. Phần mềm quản lý bán hàng POS365
Phần mềm quản lý bán hàng POS365 sở hữu lượt người dùng lớn và phần mềm được đánh giá là chuyên nghiệp. Phần mềm phù hợp sử dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau như: Fnb, thời trang, bán lẻ,…
Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm đó là:

- Giao diện được thiết kế đơn giản nhưng vẫn không kém phần sang trọng, tinh tế. Đặc biệt phần mềm rất dễ để làm quen sử dụng, đặc biệt là người mới.
- Báo cáo bán hàng chi tiết, chuẩn xác, trực quan theo ngày/tuần/tháng/năm.
- Một tính năng rất nổi bật của phần mềm đó là bán hàng mượt mà ngay cả khi không có kết nối với internet. Mọi hoạt động sẽ được lưu trữ tạm thời và khi có kết nối mạng sẽ trực tiếp đồng bộ lên nền tảng đám mây.
- Cho phép khách hàng thanh toán bằng nhiều hình thức như: thẻ ngân hàng, QR code, ví điện tử,…
- Tích hợp đa dạng các thiết bị bán hàng như: máy quét mã vạch, máy in hoá đơn,…
- Phân quyền nhân viên: mỗi nhân viên sẽ có quyền hạn sử dụng riêng theo cấp bậc, chức vụ của mình và không thể chỉnh sử dữ liệu hoặc thông tin.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm kể trên thì phần mềm này còn tồn tại nhược điểm đó là chưa liên kết với bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội. Chính vì thế việc kinh doanh online chưa thể được tối ưu khi sử dụng phần mềm.
Đọc ngay: Tổng hợp các file mẫu excel quản lý bán hàng đầy đủ, chuẩn nhất
3. So sánh các phần mềm quản lý bán hàng – Phần mềm Sapo POS
So sánh các phần mềm quản lý bán hàng phần mềm Sapo POS. Phần mềm này đã ra mắt thị trường hơn 10 năm nên người dùng có thể yên tâm sử dụng. Phần mềm là giải pháp bán hàng đa kênh toàn diện dành cho các chủ kinh doanh.
Một số ưu điểm của phần mềm đó là:
- Giao diện hiện đại, hấp dẫn, trải nghiệm người dùng tốt. Mọi thao tác được thực hiện nhanh chóng mà không mất thời gian chờ đợi.
- Phần mềm có tích hợp với các bên vận chuyển đó là: Viettel Post, Boxme, Grab,…
- Quản lý đa dạng các kênh bán hàng đó là: facebook, website, sàn thương mại điện tử,…
Nhược điểm:
- Tích hợp với các đơn vị vận chuyển nhưng lại thiếu tính năng bảo hành hàng hoá, sản phẩm.
- Chi phí sử dụng phần mềm tương đối cao.
- Có một số ngành nghề đặc thù thì chưa có những trải nghiệm thật tốt.
Tìm hiểu thêm: Review 10 phần mềm bán hàng quần áo được ưa chuộng nhất
4. Phần mềm quản lý bán hàng LOOP Smart POS
LOOP Smart POS cũng là một trong những phần mềm được người dùng ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Phần mềm phù hợp sử dụng cho ngành F&B nhờ hệ sinh thái bán hàng thông minh.
Ưu điểm của phần mềm đó là:
- Giao diện của phần mềm hết sức đẹp mắt và thân thiện với người sử dụng.
- Phần mềm rất dễ dàng để thao tác và không mất nhiều thời gian để làm quen sử dụng.
- Chỉ trên một nền tảng nhưng tích hợp nhiều tính năng khác nhau.
- Cho phép khách hàng sử dụng thử hoàn toàn miễn phí.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì phần mềm còn tồn tại một số nhược điểm đó là:
- Chưa có phiên bản phần mềm dành cho hệ điều hành IOS
- Hỗ trợ chuyên sâu cho các doanh nghiệp FnB hiện tại là chưa đầy đủ các tính năng.
5. Phần mềm KiotViet
KiotViet là cái tên không còn xa lạ với người dùng trên thị trường hiện nay. Phần mềm đã có từ lâu và được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. Cũng giống những phần mềm khác thì KiotViet cũng sở hữu ưu và nhược điểm đó là:
Ưu điểm của phần mềm:
- Giao diện của phần mềm được thiết kế đẹp mắt, đơn giản và tương đối dễ sử dụng.
- Cho phép quản lý chuỗi cửa hàng, bán hàng trên facebook.
- Tính năng phân quyền cho nhân viên sử dụng.
- Kiểm kho định kỳ, điều chỉnh tồn kho.
- Các tính năng nghiệp vụ hỗ trợ rất tốt cho công việc bán hàng.

Nhược điểm
- Nếu so sánh KiotViet với Sapo thì phần mềm KiotViet khó để sử dụng hơn bởi có những tính năng cần tới sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật.
- Chưa có nhiều tính năng hỗ trợ bán hàng online.
- Phân quyền nhân viên chưa thực sự khoa học, khó kiểm soát và chưa được tối ưu.
Top 10 phần mềm bán hàng siêu thị tốt nhất thị trường: https://kinhnghiemkinhdoanh.com/phan-mem-ban-hang-sieu-thi/
6. So sánh các phần mềm quản lý bán hàng – Phần mềm SUNO.vn
Nếu các doanh nghiệp, nhà bán hàng đang cần một phần mềm sở hữu sự đơn giản hoá thì bạn có thể tham khảo Suno.vn. Phần mềm này là giải pháp tối ưu dành cho các chủ cửa hàng. Đồng thời phần mềm cũng giúp cho các đơn vị tiết kiệm chi phí bán hàng và nâng cao doanh thu.
Ưu điểm của phần mềm:
- Phần mềm có thể sử dụng trên nhiều thiết bị thông minh như: máy tính, điện thoại thông minh,…
- Tích hợp với các thiết bị bán hàng như: máy in hoá đơn, máy quét mã vạch,…
- Tích hợp với các đơn vị vận chuyển đó là: Viettel Post, giao hàng tiết kiệm,…
- Tích hợp giữa phần mềm với kênh website và fanpage.
Nhược điểm
- Hiện tại thì phần mềm chưa đồng bộ với các sàn thương mại điện tử.
- Phần mềm chỉ cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc thẻ ngân hàng.
7. Phần mềm quản lý bán hàng TrustSales
Phần mềm TrustSales được phát triển bởi công ty TNHH Công nghệ Cube. Phần mềm mang tới cho các đơn vị kinh doanh quy trình bán hàng tối ưu góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng.
Một số ưu điểm của phần mềm đó là:

- Giao diện thân thiện, dễ dàng để sử dụng.
- Quản lý hàng hoá, hàng tồn kho chi tiết, tránh thất thoát.
- Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên một cách chi tiết.
- Hỗ trợ người dùng bán hàng cả online lẫn offline.
- Báo cáo bán hàng một cách chi tiết và trực quan.
Nhược điểm
- Quá nhiều gói phần mềm khiến người dùng gặp khó khăn trong việc sử dụng.
- Chưa có gói theo năm và thường khách hàng sẽ phải mua gói theo tháng.
8. Phần mềm quản lý bán hàng Cloudify
Hãy cùng chúng tôi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng đó là phần mềm Cloudify. Đây là một trong những phần mềm hết sức thông minh, sử dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ các chủ kinh doanh kiểm soát, xử lý mọi hoạt động kinh doanh tốt hơn. Phần mềm phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh.
Ưu điểm
- Phần mềm có tích hợp công nghệ điện toán đám mây.
- Phần mềm rất dễ dàng để người dùng làm quen sử dụng, tiết kiệm nhiều thời gian sử dụng.
- Tính bảo mật của phần mềm rất cao và không phải ai cũng có thể truy cập tất cả các thông tin.
Nhược điểm
Bên cạnh những tính năng kể trên thì phần mềm còn tồn tại một số nhược điểm đó là:
- Phần mềm chưa hỗ trợ tính năng tạo chương trình khuyến mãi.
- Chưa tích hợp tính năng tích điểm khách hàng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin so sánh các phần mềm quản lý bán hàng. Chúng tôi tin rằng qua thông tin hữu ích này bạn sẽ dễ dàng lựa chọn phần mềm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới.
- Bỏ túi bí quyết kinh doanh mỹ phẩm online đơn chốt liên tục
- Chia sẻ cách marketing quán trà sữa update xu hướng mới nhất
- Download adobe acrobat pro 2020 Full Crack – Tải miễn phí
- Top những mẫu quản lý hồ sơ nhân viên mới nhất HR cần phải biết!
- Top 7 nguồn lấy hoa tươi giá sỉ, đa dạng loại hoa tại Hà Nội
Pingback: Gợi ý 9 phần mềm quản lý bán hàng offline tốt nhất hiện nay